Khi chào đón một thành viên mới trong gia đình, niềm vui và hạnh phúc đi kèm với những lo lắng và thắc mắc về cách chăm sóc em bé sơ sinh. Một trong những việc quan trọng nhưng thường khiến các bậc cha mẹ lần đầu cảm thấy bối rối là vệ sinh rốn cho trẻ. Bài viết này, Hera sẽ sẽ giúp ba mẹ nắm vững các bước vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh một cách chi tiết và dễ hiểu, để mỗi lần chăm sóc bé trở nên đơn giản và nhẹ nhàng hơn bao giờ hết.
1. Vì sao việc vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh lại quan trọng?
Ngăn ngừa nhiễm trùng:
Việc vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh là một trong những việc làm đầu tiên mà các bậc cha mẹ cần phải lưu ý sau khi chào đón bé yêu. Rốn của trẻ sơ sinh là nơi từng kết nối với mẹ qua dây rốn, và sau khi sinh, nó sẽ khô và rụng đi trong vòng vài tuần. Tuy nhiên, trong thời gian này, rốn của bé rất dễ bị nhiễm trùng vì vi khuẩn có thể xâm nhập qua vết cắt dây rốn.
Một số loại vi khuẩn phổ biến có thể gây nhiễm trùng tại vùng rốnnhư:
Staphylococcus aureus (tụ cầu khuẩn vàng): Gây sưng đỏ, đau, tiết dịch mủ từ vùng rốn, sốt cao. Có thể gây viêm mô tế bào, áp xe (tích tụ mủ) và nhiễm trùng huyết.
Streptococcus nhóm B: Vi khuẩn này khiến trẻ có thể bị sốt, quấy khóc, bú kém, khó thở, có nguy cơ gây viêm phổi, viêm màng não và nhiễm trùng huyết.
Escherichia coli (E. coli): Trẻ sơ sinh khi bị vi khuẩn này xâm nhập sẽ có dấu hiệu sưng đỏ, đau tại vùng rốn, sốt, tiêu chảy, có thể gây nhiễm trùng rốn, nhiễm trùng huyết và viêm màng não.
Klebsiella pneumoniae: Nhiễm trùng do Klebsiella pneumoniae thường nghiêm trọng khiến trẻ sốt cao, sưng đỏ vùng rốn, khó thở, quấy khóc.
Pseudomonas aeruginosa có thể gây viêm mô tế bào, nhiễm trùng rốn nặng và nhiễm trùng huyết. Dấu hiệu để ba mẹ nhận biết khi trẻ bị nhiễm vi khuẩn này là rốn sưng đỏ, tiết dịch mủ có mùi hôi, sốt, mệt mỏi.
Đặc biệt là vi khuẩn Clostridium tetani ( vi khuẩn gây bệnh uốn ván): Ở giai đoạn đầu, sau khi vi khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể trẻ, các triệu chứng của bệnh vẫn chưa có dấu hiệu rõ ràng. Nhưng qua một thời gian (khoảng 7 ngày sau), bệnh sẽ xuất hiện với các dấu hiệu sau: sốt, co giật cơ, cứng cơ (đặc biệt là cơ hàm và cơ cổ), khó nuốt, khó thở. Uốn ván là một bệnh nguy hiểm có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Vì vậy, việc vệ sinh rốn đúng cách giúp loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn, giảm nguy cơ nhiễm trùng, giữ cho vùng rốn luôn sạch sẽ và an toàn.
Giúp ba mẹ sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường:
Trong quá trình vệ sinh rốn, cha mẹ có thể quan sát kỹ vùng rốn của bé để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường mà Hera liệt kê ở trên. Điều này giúp ba mẹ có thể chủ động đưa bé đi khám kịp thời.
Hỗ trợ quá trình lành tự nhiên:
Vệ sinh rốn giúp cuống rốn khô và rụng tự nhiên. Một vùng rốn được vệ sinh sạch sẽ và giữ khô ráo sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lành tự nhiên của rốn, giúp cuống rốn rụng nhanh hơn và ít để lại sẹo.
Tạo thói quen chăm sóc tốt
Việc vệ sinh rốn cho bé còn giúp cha mẹ hình thành thói quen chăm sóc bé một cách tỉ mỉ và cẩn thận. Điều này rất quan trọng vì những năm đầu đời là giai đoạn mà bé cần được chăm sóc đặc biệt để phát triển toàn diện và khỏe mạnh.
2. Hera hướng dẫn mẹ từng bước vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh
2.1 Chuẩn bị dụng cụ và vật dụng cần thiết trước khi vệ sinh rốn cho bé
✅Bông gòn hoặc tăm bông: Sử dụng loại mềm mại để không làm tổn thương làn da nhạy cảm của bé.
✅Nước ấm hoặc dung dịch vệ sinh rốn: Thường là nước muối sinh lý Natri 0.9% được khuyên dùng bởi bác sĩ.
✅Khăn mềm sạch: Dùng để lau khô vùng rốn sau khi vệ sinh.
✅Băng gạc sạch (nếu cần): Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể khuyên dùng băng gạc để bảo vệ vùng rốn.
2.2 Rửa tay và vệ sinh dụng cụ vệ sinh rốn
✅Trước khi bắt đầu, hãy rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và nước ấm. Điều này giúp loại bỏ vi khuẩn và ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng cho bé. Ngoài ra, đảm bảo rằng các dụng cụ và vật liệu sử dụng đều được vệ sinh sạch sẽ và để khô ráo trước khi sử dụng.
2.3 Thực hiện vệ sinh rốn
Bước 1: Tháo băng rốn cũ (nếu có)
✅Nhẹ nhàng tháo băng rốn cũ. Nếu băng rốn bị dính vào da, hãy làm ẩm băng bằng một chút nước ấm để dễ dàng tháo ra mà không gây đau cho bé.
Bước 2: Rửa rốn bằng nước ấm
✅Sử dụng một bông gòn hoặc khăn mềm, thấm nước ấm, Nhẹ nhàng lau sạch vùng rốn và vùng da xung quanh. Bước này mẹ nên cẩn thận để không làm tổn thương vùng rốn nhạy cảm của bé.
Bước 3: Lau khô rốn nhẹ nhàng
✅Sau khi rửa sạch, mẹ dùng khăn mềm sạch hoặc dùng bông để lau khô vùng rốn. Hãy chắc chắn rằng vùng rốn của bé được lau khô hoàn toàn để tránh tạo môi trường ẩm ướt cho vi khuẩn phát triển.
Bước 4: Sử dụng dung dịch vệ sinh rốn
✅Dùng tăm bông hoặc miếng bông sạch tẩm dung dịch vệ sinh rốn, lau nhẹ nhàng từ trước ra sau gốc rốn, do lúc này màng thịt vẫn còn dính ở gốc rốn nên ba mẹ lưu ý thực hiện một cách từ từ. (Lưu ý: cần cầm đầu dây của cuống rốn khi vệ sinh rốn). Dung dịch vệ sinh rốn sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn và ngăn ngừa nhiễm trùng.
✅Tiếp đến, dùng bông lau từ gốc rốn đến vùng ngoài da xung quanh rốn. Khi vệ sinh vùng này, các mẹ nên vệ sinh một chiều không nên lau đi lau lại.
Bước 5: Để rốn khô tự nhiên sau khi vệ sinh
✅Sau khi vệ sinh xong, các mẹ nên để rốn trẻ khô ráo hoàn toàn, không nên sử dụng phấn rôm hay bất cứ loại thuốc bôi nào vào rốn của trẻ. Cuối cùng, mẹ hãy mặc quần áo vào cho bé nhé!
3. Hera mách mẹ các dấu hiệu cảnh báo trẻ bị nhiễm trùng rốn cần đến gặp bác sĩ
Dưới đây là các dấu hiệu cảnh báo cho thấy ba mẹ cần đưa trẻ gặp bác sĩ ngay lập tức:
✅Nếu bạn thấy vùng rốn của bé bị sưng đỏ, tiết dịch mủ hoặc có mùi hôi, đây là những dấu hiệu rõ ràng của nhiễm trùng. Nhiễm trùng rốn cần được điều trị ngay lập tức để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng hơn.
✅Sốt là một trong những dấu hiệu cơ bản của nhiễm trùng. Nếu bé bị sốt kèm theo quấy khóc bất thường, không bú tốt hoặc có các biểu hiện khó chịu khác, bạn nên đưa bé đi khám bác sĩ ngay.
✅Một chút máu ở rốn khi cuống rốn rụng là bình thường, nhưng nếu bạn thấy rốn của bé chảy máu không ngừng hoặc lượng máu nhiều, đây là dấu hiệu cảnh báo khẩn cấp. Bạn cần đưa bé đến gặp bác sĩ ngay lập tức để kiểm tra và điều trị kịp thời.
✅Đa số các trẻ sơ sinh sẽ rụng cuống rốn trong khoảng 7 đến 10 ngày sau sinh và sau khoảng 15 ngày thì rốn sẽ liền hoàn toàn. Nếu sau 3 tuần mà cuống rốn của bé chưa rụng, mẹ cũng cần đưa bé đến bác sĩ kiểm tra để đảm bảo không có vấn đề gì bất thường.
Nếu cần thiết, hãy sử dụng dịch vụ tắm bé y khoa tại nhà của Hera Care, bé sẽ được các chuyên viên chăm sóc toàn diện phát triển thể chất lẫn tinh thần ngay từ những ngày đầu đời. Dưới đây là quy trình 9 bước tắm bé sơ sinh:
4. Kết luận
Chăm sóc rốn đúng cách không chỉ bảo vệ sức khỏe cho trẻ mà còn giúp ba mẹ yên tâm hơn trong quá trình nuôi dưỡng con yêu. Làm cha mẹ lần đầu là một trải nghiệm thú vị với rất nhiều thứ khiến ba mẹ bỡ ngỡ. Nhưng hãy luôn kiên nhẫn và cẩn thận trong từng bước chăm sóc bé. Mỗi ngày, ba mẹ sẽ trở nên tự tin và thành thạo hơn trong việc chăm sóc con mình.
Và đừng quên rằng, ba mẹ không đơn độc trong hành trình này – có nhiều cuốn sách hay hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh và dịch vụ chăm sóc mẹ và bé sau sinh Hera Care, bé sẽ được các chuyên viên chăm sóc toàn diện phát triển thể chất lẫn tinh thần ngay từ những ngày đầu đời.