Chăm sóc trẻ sơ sinh luôn đòi hỏi sự cẩn trọng, đặc biệt trong mùa hè nắng nóng. Sử dụng điều hòa để giữ không gian mát mẻ là cần thiết, nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng đúng để đảm bảo sức khỏe cho bé. Đừng lo, Hera sẽ giúp ba mẹ nắm vững bí quyết chăm sóc trẻ sơ sinh khi nằm điều hòa.
1. Có nên sử dụng điều hòa cho trẻ sơ sinh?
Nhiều bố mẹ tin rằng cơ thể trẻ sơ sinh còn non nớt, khả năng chịu đựng và thích nghi kém nên tìm mọi cách để giữ ấm cho con. Người lớn thường mặc cho bé quần áo dày, quấn tã, hay ủ nhiều lớp chăn để đảm bảo bé không bị lạnh, và do đó, ba mẹ thường ngại dùng điều hòa trong mùa hè.
Thực tế, trẻ sơ sinh khỏe mạnh, đủ tháng và nặng từ 3,5 kg trở lên đã có đủ lớp mỡ để giữ nhiệt cho cơ thể. Cơ chế điều tiết thân nhiệt của trẻ cũng đã hoạt động, cho phép bé ngủ ngon và an toàn ở nhiệt độ phòng như người lớn. Ngược lại, việc ủ quá ấm và đắp nhiều chăn có thể gây hại, khiến bé gặp nguy hiểm do quá nóng.
2. Cách dùng điều hòa cho trẻ sơ sinh đúng cách
Để sử dụng điều hòa một cách an toàn và không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, cha mẹ cần lưu ý một số điều quan trọng dưới đây:
2.1 Kiểm tra và vệ sinh điều hòa trước khi cho trẻ dùng
✔️ Bộ lọc không khí là nơi tích tụ nhiều bụi bẩn và vi khuẩn. Vì vậy, cần thường xuyên vệ sinh hoặc thay mới bộ lọc để đảm bảo luồng không khí trong lành và sạch sẽ cho bé. Một bộ lọc sạch sẽ giúp ngăn ngừa các bệnh về hô hấp cho trẻ.
2.2 Luôn đảm bảo nhiệt độ phòng từ 26 – 28 độ C
✔️Nhiệt độ lý tưởng trong phòng điều hòa cho trẻ sơ sinh nên từ 26 – 28 độ C, nhất là khi bé đã được mặc quần áo, mang bao tay, vớ chân, đội mũ và đắp chăn. Nếu nhiệt độ phòng trên 28 độ C, trẻ có thể bị đổ mồ hôi, nổi rôm sảy, và nguy cơ bị hội chứng đột tử ở trẻ nhũ nhi cũng tăng lên. Đây là hiện tượng trẻ từ 1-12 tháng tuổi tử vong đột ngột không rõ nguyên nhân.
✔️Để tránh những rủi ro này, cha mẹ nên điều chỉnh nhiệt độ phòng từ từ, cho đến khi trẻ không còn ra mồ hôi và ngủ ngon giấc. Hãy luôn kiểm tra nhiệt độ phòng và cảm giác của bé để đảm bảo bé luôn được giữ ấm vừa đủ và thoải mái.
2.3 Vị trí đặt nôi của bé trong phòng điều hòa
✔️Hệ hô hấp của trẻ nhỏ rất nhạy cảm, đặc biệt là với luồng gió lạnh từ điều hòa. Nếu quạt gió thổi thẳng vào mặt hoặc đầu trẻ, nhất là những bé có cơ địa yếu, sẽ rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như dị ứng, viêm mũi, viêm tiểu phế quản, và viêm phổi. Do đó, Điều hòa nên được lắp đặt ở vị trí cao để luồng gió không thổi trực tiếp vào trẻ.
✔️Để quạt gió ở tốc độ thấp nhất và chọn chế độ quay để không khí trong phòng được phân bổ đều và nhẹ nhàng.
2.4 Thời gian sử dụng điều hòa
✔️Ban ngày, khi nhiệt độ ngoài trời cao, việc sử dụng điều hòa là cần thiết để giữ cho phòng mát mẻ và bé không bị nóng bức. Tuy nhiên, không nên để điều hòa hoạt động liên tục suốt cả ngày. Bạn có thể sử dụng điều hòa trong khoảng 1-2 giờ, sau đó tắt đi và mở cửa sổ để không khí trong phòng được lưu thông.
✔️Vào ban đêm, nhiệt độ thường mát mẻ hơn, nên cha mẹ có thể sử dụng điều hòa để giúp bé ngủ ngon. Hãy đặt nhiệt độ từ 26-28 độ C và sử dụng chế độ quạt gió nhẹ nhàng. Đừng quên đặt một chiếc chăn mỏng để giữ ấm cho bé nếu cần.
✔️Sau mỗi lần sử dụng điều hòa, hãy cho máy nghỉ một khoảng thời gian để tránh việc không khí trong phòng bị khô và bé cảm thấy khó chịu. Mẹ có thể kết hợp sử dụng quạt thông gió hoặc máy tạo độ ẩm để không khí luôn dễ chịu và tươi mát.
2.5 Không đột ngột đưa bé ra ngoài
✔️Khi bé đang ở trong phòng điều hòa, cơ thể bé đã quen với nhiệt độ mát mẻ và ổn định. Nếu đột ngột đưa bé ra ngoài, đặc biệt là trong thời tiết nóng bức, cơ thể bé sẽ phải điều chỉnh nhanh chóng để thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột. Điều này có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho bé, đặc biệt là với hệ hô hấp và hệ miễn dịch còn non nớt.
✔️Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể khiến bé dễ bị sốc nhiệt, dẫn đến các triệu chứng như khó thở, mệt mỏi, hoặc thậm chí là sốt. Ngoài ra, việc di chuyển từ môi trường mát mẻ ra ngoài nắng nóng còn làm tăng nguy cơ bé bị cảm lạnh hoặc viêm phế quản, do cơ thể chưa kịp thích nghi.
✔️Để bảo vệ sức khỏe của bé, cha mẹ nên thực hiện các bước chuyển tiếp từ từ. Trước khi đưa bé ra ngoài, hãy tắt điều hòa và để bé quen dần với nhiệt độ phòng không điều hòa trong khoảng 10-15 phút. Sau đó, mới đưa bé ra ngoài để tránh sốc nhiệt.
2.6 Duy trì độ ẩm cho cơ thể của bé
✔️Nằm điều hòa rất thoải mái và mát mẻ, tuy nhiên, không khí trong phòng thường trở nên khô hơn, làm ảnh hưởng đến làn da và hệ hô hấp nhạy cảm của trẻ sơ sinh. Vì vậy, ba mẹ có thể đầu tư thêm cho con một máy tạo ẩm trong phòng để duy trì độ ẩm không khí ở mức tối ưu.
✔️Mẹ cũng cần lưu ý thường xuyên vệ sinh và làm thông thoáng vùng mũi cho bé bằng nước muối sinh lý, đồng thời cho bé bú sữa đủ cử, đủ lượng để tránh mất nước cho cơ thể.
✔️Sau khi tắm, mẹ hãy thoa một lớp kem dưỡng ẩm dành riêng cho bé để giữ cho da bé luôn mềm mại và đủ độ ẩm.
✔️Nếu thời tiết không quá nóng thì không cần thiết cho bé sử dụng điều hòa. Khí trời, gió tự nhiên và ánh sáng bên ngoài vẫn là tốt nhất cho cơ thể của trẻ sơ sinh.
3. Cách xử lý khi trẻ bị ảnh hưởng bởi điều hòa
Sử dụng điều hòa mang lại nhiều lợi ích cho bé yêu trong những ngày nóng bức, nhưng đôi khi trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi không khí lạnh và khô từ điều hòa. Dưới đây là một số cách xử lý khi bé có dấu hiệu không khỏe do điều hòa:
✔️Nếu bé có dấu hiệu bị cảm lạnh hoặc ho, điều đầu tiên cần làm là hãy tắt điều hòa và để bé quen dần với nhiệt độ phòng không điều hòa trong khoảng 10-15 phút, sau đó đưa bé ra ngoài.
✔️Cho bé uống nước ấm giúp làm dịu cổ họng và giảm ho. Nếu bé còn bú mẹ, hãy cho bé bú thêm để cung cấp đủ nước và dưỡng chất.
✔️Nếu bé có triệu chứng như: khó thở hoặc thở khò khè hoặc bé bị sốt cao liên tục không giảm sau khi đã được giữ ấm và chăm sóc tại nhà. Nếu bé bỏ bú, không muốn ăn uống hoặc có dấu hiệu mất nước (môi khô, không tiểu trong nhiều giờ). Ba mẹ cần đưa bé đến bác sĩ ngay để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
✔️Ngoài sữa mẹ, để tăng cường sức đề kháng và giúp bé khỏe mạnh hơn, ba mẹ cần chú ý bổ sung thêm những dưỡng chất cần thiết như: Vitamin D, kẽm, Omega-3, DHA, Vitamin A, sắt,.. nhằm giúp bé tăng hệ miễn dịch, hạn chế ốm vặt và các vấn đề về tiêu hóa.
Ba mẹ có thể tham khảo thêm:
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh nhẹ cân thiếu tháng
Những cuốn sách hay hướng dẫn chăm sóc nuôi dạy trẻ sơ sinh
Hãy theo dõi Fanpage Hera Care và thường xuyên truy cập vào website heracare.vn để cập nhật những thông tin bổ ích để chăm sóc mẹ và bé nhé.