Viêm phế quản là một trong những bệnh lý đường hô hấp thường gặp ở trẻ sơ sinh, đặc biệt khi thời tiết thay đổi hoặc môi trường sống không đảm bảo vệ sinh. Việc chăm sóc đúng cách cho trẻ sơ sinh bị viêm phế quản không chỉ giúp bé nhanh chóng phục hồi mà còn ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng Hera Care tìm hiểu chi tiết về cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm phế quản để bé luôn khỏe mạnh và phát triển tốt nhé!
1. Hiểu biết về viêm phế quản ở trẻ sơ sinh
1.1 Viêm phế quản là gì? Và các loại viêm phế quản
✔️Viêm phế quản là tình trạng viêm của các ống phế quản, khiến các đường dẫn khí này sưng lên và tạo ra nhiều chất nhầy, gây khó thở cho bé. Có hai loại viêm phế quản chính:
✔️Viêm phế quản cấp tính: Đây là dạng viêm phế quản ngắn hạn, thường xảy ra sau khi bé bị cảm lạnh hoặc nhiễm virus. Triệu chứng thường kéo dài vài ngày đến vài tuần.
✔️Viêm phế quản mãn tính: Mặc dù hiếm gặp ở trẻ sơ sinh, viêm phế quản mãn tính là tình trạng kéo dài, thường do tiếp xúc lâu dài với các chất kích thích như khói thuốc lá.
1.2 Nguyên nhân phổ biến gây viêm phế quản ở trẻ sơ sinh
✔️Nhiễm Virus: Đa số các trường hợp viêm phế quản ở trẻ sơ sinh là do nhiễm virus, đặc biệt là virus RSV (Respiratory Syncytial Virus). Virus này dễ lây lan trong môi trường đông người, như nhà trẻ hay bệnh viện.
✔️Nhiễm khuẩn: Một số trường hợp viêm phế quản có thể do nhiễm vi khuẩn. Mặc dù hiếm hơn so với nhiễm virus, viêm phế quản do vi khuẩn thường nghiêm trọng hơn và cần được điều trị bằng kháng sinh.
✔️Yếu tố môi trường: Khói thuốc lá, bụi, hóa chất hoặc không khí ô nhiễm cũng có thể gây kích ứng và dẫn đến viêm phế quản ở trẻ sơ sinh.
1.3 Triệu chứng thường gặp khi bị viêm phế quản ở trẻ sơ sinh
✔️Ho là triệu chứng phổ biến nhất của viêm phế quản. Bé có thể ho khan hoặc ho có đờm, và cơn ho thường trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm hoặc khi bé nằm xuống.
✔️ Khò khè: Bé có thể phát ra âm thanh khò khè khi thở, do đường dẫn khí bị hẹp và chất nhầy cản trở luồng khí.
✔️Khó thở: Viêm phế quản làm cho việc thở của bé trở nên khó khăn. Bé có thể thở nhanh hoặc phải gắng sức để thở, làm cho ngực và bụng bé chuyển động rõ rệt hơn.
✔️Sốt: Một số bé có thể bị sốt nhẹ khi bị viêm phế quản, nhưng không phải tất cả các trường hợp đều có sốt.
✔️Mệt mỏi và quấy khóc: Bé có thể trở nên mệt mỏi, cáu kỉnh và quấy khóc nhiều hơn do cảm thấy khó chịu và khó thở.
Việc hiểu rõ về định nghĩa, nguyên nhân và triệu chứng của viêm phế quản sẽ giúp các bậc cha mẹ có những biện pháp chăm sóc đúng đắn và hiệu quả cho bé.
2. Các bước cần thực hiện ngay lập tức khi trẻ sơ sinh bị viêm phế quản
2.1 Tham khảo ý kiến bác sĩ
✔️Khi phát hiện bé có các triệu chứng viêm phế quản như ho, khò khè, khó thở và mệt mỏi, lúc này cha mẹ phải bình tĩnh và hành động nhanh chóng. Việc đầu tiên cần làm là đưa bé đến gặp bác sĩ nhi khoa. Bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng và có thể yêu cầu thêm các xét nghiệm cần thiết để xác định tình trạng viêm phế quản và mức độ nghiêm trọng.
✔️Nếu không thể đưa bé đi khám ngay lập tức, hãy gọi điện thoại cho bác sĩ nhi khoa hoặc trung tâm y tế để được tư vấn. Mô tả rõ ràng các triệu chứng của bé để nhận được lời khuyên chính xác và kịp thời.
2.2 Tuân thủ theo đơn thuốc và kế hoạch điều trị của bác sĩ
✔️Nếu bác sĩ kê đơn thuốc, ba mẹ hãy tuân thủ nghiêm ngặt theo hướng dẫn. Đảm bảo bé uống thuốc đúng liều, đúng giờ và đủ thời gian quy định. Không tự ý dừng thuốc hoặc thay đổi liều lượng mà không có sự đồng ý của bác sĩ.
2.3 Theo dõi tình trạng sức khỏe của bé
✔️Ba mẹ luôn theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của bé trong quá trình điều trị. Nếu bé có biểu hiện xấu đi như khó thở nghiêm trọng hơn, sốt cao kéo dài, hoặc bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khác, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được hướng dẫn kịp thời.
3. Mẹo chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm phế quản tại nhà
3.1 Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng
✔️Máy tạo độ ẩm là một công cụ đắc lực trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm phế quản. Không khí ẩm sẽ giúp làm giảm sự kích ứng trong đường hô hấp của bé, làm loãng đờm và dễ dàng loại bỏ chất nhầy hơn.
3.2 Giữ phòng sạch sẽ, không có bụi
✔️Hãy lau chùi và hút bụi phòng của bé thường xuyên để loại bỏ bụi và các chất kích thích khác có thể gây viêm phế quản nặng hơn.
✔️Ba mẹ cần đảm bảo không ai hút thuốc trong nhà, vì khói thuốc lá là một trong những nguyên nhân chính gây kích ứng đường hô hấp.
3.3 Cung cấp đủ nước cho bé
✔️Khi bé bị viêm phế quản, việc mất nước có thể làm tình trạng viêm nặng hơn và khiến bé cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Cung cấp đủ nước cho bé là rất quan trọng trong quá trình điều trị viêm phế quản. Nước giúp giữ ẩm cho cơ thể, làm loãng đờm và dễ dàng loại bỏ chất nhầy.
✔️Nếu bé đang bú mẹ, hãy cho bé bú nhiều lần hơn để đảm bảo bé nhận đủ lượng nước cần thiết. Nếu bé đã bắt đầu uống sữa ngoài hoặc nước lọc, hãy đảm bảo bé uống đủ nước theo chỉ dẫn của bác sĩ.
3.4 Tạo sự thoải mái cho bé
✔️Tư thế nằm ngửa là tư thế an toàn nhất cho trẻ sơ sinh. Hãy đặt bé nằm ngửa trên giường hoặc nôi với bề mặt phẳng, không quá mềm. Để giúp bé thở dễ dàng hơn, bạn có thể nâng cao đầu bé một chút. Điều này giúp giảm bớt áp lực lên phổi và phế quản, giúp bé thở dễ dàng hơn.
✔️Bạn có thể đặt gối hoặc khăn mềm dưới đệm của bé để nâng cao đầu và ngực bé. Cách này giúp duy trì độ cao một cách nhẹ nhàng và an toàn hơn.
3.5 Hít mũi nhẹ nhàng cho bé
✔️Khi bé bị viêm phế quản, mũi bé có thể bị nghẹt do chất nhầy. Việc hút mũi nhẹ nhàng sẽ giúp bé thở dễ dàng hơn và cảm thấy thoải mái hơn. Ba mẹ có thể sử dụng máy hút mũi để loại bỏ chất nhầy trong mũi của bé một cách nhẹ nhàng và hiệu quả.
✔️Ngoài ra, gia đình cũng có thể sử dụng nước muối sinh lý. Nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi của bé để làm loãng chất nhầy. Sau đó, sử dụng máy hút mũi hoặc ống hút mũi để nhẹ nhàng hút ra chất nhầy. Có thể thực hiện việc này vài lần trong ngày, đặc biệt là trước khi cho bé ăn hoặc ngủ để giúp bé cảm thấy thoải mái hơn.
Theo dõi các triệu chứng của trẻ sơ sinh
✔️Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh cần được ba mẹ theo dõi chặt chẽ để đảm bảo sức khỏe và sự an toàn cho bé. Việc theo dõi các triệu chứng sẽ giúp bạn phát hiện sớm những biến đổi bất thường và có những biện pháp kịp thời. Dưới đây là một số cách theo dõi cụ thể:
Theo dõi nhiệt độ cơ thể bé
✔️Sử dụng nhiệt kế điện tử để đo nhiệt độ cơ thể của bé. Đặt nhiệt kế dưới nách hoặc trong miệng bé (nếu bé đủ lớn) và giữ cho đến khi nhiệt kế báo kết quả. Nhiệt độ cơ thể bình thường của trẻ sơ sinh dao động từ 36.5°C đến 37.5°C. Nếu nhiệt độ của bé vượt quá 38°C, bé có thể đang bị sốt và cần được thăm khám ngay lập tức.
Quan sát sự thay đổi trong nhịp thở
✔️Nếu bé thở nhanh, gắng sức hoặc có âm thanh khò khè, đó có thể là dấu hiệu bé đang gặp khó khăn trong hô hấp.
✔️Đồng thời quan sát xem lồng ngực của bé có di chuyển mạnh hay có dấu hiệu co rút khi thở không. Đây là những dấu hiệu cảnh báo bé đang bị viêm phế quản.
✔️Bạn có thể đếm nhịp thở của bé bằng cách đặt tay lên ngực hoặc bụng bé và đếm số lần bé thở trong một phút. Nhịp thở bình thường của trẻ sơ sinh là từ 30 đến 60 lần/phút. Nếu nhịp thở vượt quá mức này, ba mẹ hãy liên hệ với bác sĩ.
Lưu ý sự thay đổi trong thói quen ăn uống và hành vi của bé
✔️Bé có thể khóc nhiều hơn hoặc có vẻ khó chịu, quấy khóc hơn bình thường. Điều này có thể do bé đang cảm thấy đau hoặc khó thở.
✔️Nếu bé bú ít hơn so với bình thường hoặc từ chối bú, đây có thể là dấu hiệu bé không khỏe.
✔️Bé nôn trớ nhiều hơn bình thường hoặc gặp khó khăn khi nuốt cũng là những dấu hiệu ba mẹ cần lưu ý.
4. Các biện pháp phòng ngừa trẻ sơ sinh bị viêm phế quản
Tránh tiếp xúc với khói bụi và các chất gây ô nhiễm
✔️Khói thuốc lá và các chất gây ô nhiễm không khí là nguyên nhân hàng đầu gây kích ứng đường hô hấp và làm tăng nguy cơ mắc viêm phế quản. Nếu trong nhà bạn có người hút thuốc, bạn hãy chắc chắn rằng không ai hút thuốc trong nhà hoặc xung quanh bé.
✔️Nhà mình có thể cân nhắc sử dụng máy lọc không khí trong nhà để giữ không khí sạch sẽ và an toàn cho bé.
Vệ sinh cá nhân và môi trường sống xung quanh bé
✔️Mọi người nên rửa tay kỹ càng với xà phòng và nước sạch trước khi tiếp xúc với bé, đặc biệt là sau khi trở về từ bên ngoài, sau khi sử dụng nhà vệ sinh, hoặc sau khi thay tã cho bé để loại bỏ vi khuẩn và virus có thể gây bệnh.
✔️Đồ chơi, núm vú, và các bề mặt mà bé thường tiếp xúc cần được vệ sinh định kỳ. Và sử dụng dung dịch khử trùng an toàn để làm sạch những vật dụng này.
Hạn chế tiếp xúc với người bệnh
✔️Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch còn non yếu, dễ bị lây nhiễm các bệnh từ người lớn và trẻ em khác. Nếu có người trong gia đình hoặc bạn bè đang bị cảm cúm, ho, hoặc các bệnh nhiễm trùng khác, hãy hạn chế tiếp xúc với bé. Đảm bảo rằng người bệnh không lại gần hoặc chạm vào bé cho đến khi họ hoàn toàn khỏe mạnh.
✔️Trong trường hợp không thể tránh khỏi việc tiếp xúc với người bệnh, hãy đảm bảo họ đeo khẩu trang và giữ khoảng cách an toàn với bé.
Phòng ngừa viêm phế quản ở trẻ sơ sinh đòi hỏi sự quan tâm và chú ý đến từng chi tiết nhỏ trong sinh hoạt hàng ngày. Bằng cách tuân thủ các biện pháp phòng ngừa trên, bạn có thể giảm thiểu nguy cơ bé yêu mắc phải viêm phế quản.
5. Kết luận
Chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm phế quản đòi hỏi sự kiên nhẫn, hiểu biết và tình yêu thương vô bờ bến từ ba mẹ. Những thông tin mà Hera vừa chia sẻ ở trên, mỗi bước đều góp phần quan trọng trong quá trình giúp bé nhanh chóng hồi phục.
Ông bà ta có câu “ phòng bệnh hơn chữa bệnh”, vì vậy ba mẹ và người thân trong gia đình hãy cố gắng tạo ra một môi trường sạch sẽ, an toàn cho bé để ngăn ngừa viêm phế quản và các bệnh nhiễm trùng khác. Với sự chăm sóc tận tình và đúng cách, bé yêu sẽ vượt qua những ngày khó khăn này và tiếp tục phát triển khỏe mạnh. Chúc các mẹ luôn vững vàng và an tâm trên hành trình chăm sóc sức khỏe cho bé yêu của mình!
Xem thêm: Chăm sóc trẻ sơ sinh khi nằm điều hòa Ba mẹ nhất định phải biết