Việc chăm sóc trẻ sơ sinh có thể là một trải nghiệm đầy cảm xúc, với những niềm vui vô bờ nhưng cũng không ít lo lắng và bỡ ngỡ. Dù bạn đã từng chăm sóc em bé hay đây là lần đầu tiên thì luôn có những điều mới mẻ và quan trọng cần học hỏi để đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho thiên thần nhỏ của mình.
Bài viết này Hera sẽ cung cấp cho bạn 10 điều cần biết khi chăm sóc trẻ sơ sinh. Chúng tôi tin rằng với sự hướng dẫn và dịch vụ chăm sóc trẻ sơ sinh chuyên nghiệp từ Hera Care, bạn sẽ cảm thấy yên tâm và vững vàng hơn trong việc nuôi dưỡng và bảo vệ bé yêu của mình.
9 điều cần biết khi chăm sóc trẻ sơ sinh
1. Cho con bú đúng cách
Sữa mẹ chứa đầy đủ các dưỡng chất cần thiết giúp bé phát triển toàn diện, tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng. Đối với mẹ, việc cho con bú còn giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục sau sinh và giảm nguy cơ mắc các bệnh như ung thư vú và buồng trứng.
Hướng dẫn cách cho bé bú đúng tư thế và thời gian cho bú:
✔️Để đảm bảo bé bú hiệu quả và mẹ cảm thấy thoải mái, mẹ cần chú ý đến tư thế khi cho bú. Hãy ngồi hoặc nằm ở một vị trí thoải mái, lưng có thể tựa sao cho cơ vùng cổ và thắt lưng không bị căng gây mỏi và đau lưng
✔️ Giữ bé gần sát người mẹ, mẹ dùng cánh tay phía dưới để đỡ đầu bé và đảm bảo miệng bé ngậm kín quanh quầng vú, không chỉ ngậm đầu ti.
✔️Mẹ nên cho bé bú theo nhu cầu, tức là bất cứ khi nào bé đói, thường là mỗi 2-3 giờ, mỗi lần từ 15 – 30 phút. . Hãy chú ý đến dấu hiệu bé no như bé tự ngừng bú hoặc thả ngực mẹ ra.
2. Giấc ngủ của trẻ sơ sinh
Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của trẻ sơ sinh. Khi bé ngủ, cơ thể sẽ tiết ra các hormone tăng trưởng giúp bé phát triển về cả thể chất lẫn trí tuệ. Ngoài ra, giấc ngủ còn giúp củng cố trí nhớ và tăng cường hệ miễn dịch cho bé. Do đó, đảm bảo giấc ngủ đủ và chất lượng là điều cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
Cách tạo môi trường ngủ an toàn và thoải mái cho trẻ:
✔️Để bé có một giấc ngủ ngon và an toàn, bạn cần tạo một môi trường ngủ lý tưởng. Hãy đảm bảo bé ngủ trên một mặt phẳng chắc chắn, không quá mềm và không có gối hoặc chăn mềm xung quanh để tránh nguy cơ ngạt thở.
✔️Nhiệt độ phòng nên duy trì ở mức thoải mái, không quá nóng hoặc lạnh. Bạn cũng nên cho bé mặc quần áo thoải mái và kiểm tra tã thường xuyên để bé không bị ẩm ướt gây khó chịu.
✔️Chú ý đặt bé ngủ nằm ngửa để giảm nguy cơ hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).
3. Vệ sinh và tắm cho trẻ
Việc vệ sinh và tắm cho trẻ sơ sinh là một phần quan trọng trong việc chăm sóc hàng ngày, giúp bé cảm thấy thoải mái, sạch sẽ và ngăn ngừa các bệnh về da. Dưới đây là những hướng dẫn chi tiết để ba mẹ có thể tự tin hơn trong việc này.
Hướng dẫn vệ sinh hằng ngày:
✔️✔Hàng ngày, bạn cần chú ý vệ sinh cho bé bằng cách lau sạch các vùng nhạy cảm như mặt, cổ, tay, chân và đặc biệt là vùng kín. Sử dụng khăn mềm, thấm nước ấm và nhẹ nhàng lau sạch từng vùng trên cơ thể bé.
✔️Đối với vùng kín, hãy sử dụng khăn sạch khác để tránh lây nhiễm. Khi thay tã, nhớ lau sạch và khô vùng da quanh mông bé để tránh hăm tã.
✔️Mỗi buổi sáng và tối, bạn cũng nên lau sạch mặt bé bằng khăn ướt và nước ấm, đặc biệt chú ý vùng mắt, mũi và miệng.
Cách tắm cho trẻ sơ sinh an toàn và đúng cách:
Tắm cho trẻ sơ sinh có thể là một nhiệm vụ khó khăn đối với những ai lần đầu làm ba mẹ , nhưng nếu bạn biết cách, quá trình này sẽ trở nên dễ dàng và vui vẻ hơn. Dưới đây là các bước tắm cho bé an toàn và đúng cách:
✔️ Trước khi bắt đầu, hãy chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết như chậu tắm, khăn tắm, khăn lau, sữa tắm dành riêng cho trẻ sơ sinh và quần áo sạch. Đảm bảo phòng tắm ấm áp, không có gió lùa và nhiệt độ nước khoảng 37-38 độ C.
✔️Làm sạch mặt và tóc trước: Đặt bé nằm trên một chiếc khăn tắm và sử dụng một khăn mềm khác để lau mặt bé. Rửa nhẹ nhàng tóc bé bằng nước ấm, sau đó lau khô.
✔️Tắm thân thể: Đặt bé vào chậu tắm, hỗ trợ đầu và cổ bé bằng tay bạn. Sử dụng một lượng nhỏ sữa tắm, nhẹ nhàng rửa sạch toàn thân bé từ trên xuống dưới, chú ý các nếp gấp da và vùng kín.
✔️Rửa sạch: Dùng nước sạch để rửa lại toàn thân bé, đảm bảo không còn xà phòng dính trên da.
✔️Sau khi tắm xong, mẹ hãy nhấc bé ra khỏi chậu và đặt lên một khăn tắm lớn, nhẹ nhàng lau khô toàn thân bé, chú ý lau khô các nếp gấp để tránh ẩm mốc và kích ứng da.
✔️Nếu cần thiết, mẹ có thể thoa một lớp kem dưỡng ẩm dành riêng cho trẻ sơ sinh để bảo vệ da bé.
✔️Sau khi đã lau khô hoàn toàn, hãy mặc cho bé bộ quần áo sạch và thoải mái.
4. Vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh
Vùng rốn của bé cần được giữ gìn sạch sẽ và khô ráo để tránh nhiễm trùng và giúp rốn nhanh lành. Dưới đây là những hướng dẫn chi tiết để ba mẹ có thể chăm sóc rốn cho bé một cách tốt nhất.
Cách chăm sóc và làm sạch vùng rốn:
✔️Giữ cho rốn luôn khô thoáng: Sau khi cắt dây rốn, phần cuống rốn sẽ dần khô và rụng trong vòng 1-2 tuần. Trong thời gian này, hãy giữ cho vùng rốn luôn khô thoáng. Tránh để nước và ẩm ướt tiếp xúc với rốn khi tắm bé. Bạn có thể dùng khăn mềm thấm nhẹ để lau khô xung quanh rốn sau mỗi lần tắm.
Hãy vệ sinh rốn hằng ngày cho bé bằng cách:
✔️Rửa tay sạch trước khi chăm sóc rốn cho bé. Chuẩn bị bông gạc, cồn y tế 70 độ hoặc nước muối sinh lý.
✔️Nhẹ nhàng làm sạch vùng rốn bằng cách sử dụng bông gạc thấm nước muối sinh lý, lau từ trong ra ngoài để loại bỏ bụi bẩn và mảnh vụn. Sau đó, dùng bông gạc khác thấm cồn y tế và lau xung quanh gốc rốn.
✔️Đảm bảo rốn luôn khô ráo sau khi vệ sinh. Nếu cần, bạn có thể dùng bông gạc khô để thấm lại.
✔️Khi mặc quần áo cho bé, hãy đảm bảo không che phủ rốn quá kín để rốn được thoáng khí. Bạn có thể mặc tã dưới rốn để tránh ma sát và giữ cho vùng rốn luôn sạch sẽ.
5. Theo dõi sự phát triển của trẻ
✔️Ba mẹ có thể thường xuyên ghi chép lại những thay đổi và tiến bộ của bé. Quan sát kỹ lưỡng các phản xạ, cử chỉ và hành vi của bé để nhận biết kịp thời các mốc phát triển quan trọng.
✔️Đảm bảo không gian sống của bé luôn an toàn, không có vật dụng nguy hiểm để bé có thể tự do khám phá và vận động.
✔️Cung cấp cho bé các đồ chơi phù hợp với lứa tuổi, giúp bé phát triển các kỹ năng vận động và tư duy. Đọc sách, hát và nói chuyện với bé thường xuyên để kích thích phát triển ngôn ngữ và trí tuệ.
✔️Đặt bé nằm sấp mỗi ngày (Tummy Time) để giúp phát triển cơ bắp cổ và vai.
✔️Giúp bé lật, ngồi, bò và đứng bằng cách khuyến khích bé thử thách các kỹ năng mới.
Ba mẹ nhớ luôn luôn giao tiếp, cười và tương tác với bé nhé vì điều này không chỉ giúp bé phát triển ngôn ngữ mà còn tạo nên mối quan hệ gắn kết mạnh mẽ giữa ba mẹ và bé nữa đó.
6. Tiêm phòng và chăm sóc sức khỏe
Chăm sóc sức khỏe cho trẻ sơ sinh không chỉ dừng lại ở việc vệ sinh mà còn bao gồm việc tiêm phòng đầy đủ và kiểm tra sức khỏe định kỳ. Ba mẹ cần lưu ý điều này để giúp bé phát triển khỏe mạnh và phòng tránh được nhiều bệnh nguy hiểm.
7. Xử lý khi trẻ khóc
Khi bé khóc, đó là cách bé giao tiếp với ba mẹ và thông báo rằng bé đang gặp vấn đề cần được giải quyết. Dưới đây là những thông tin chi tiết về nguyên nhân khiến trẻ khóc và cách dỗ dành bé một cách hiệu quả.
Nguyên nhân khiến trẻ khóc và cách giải quyết:
✔️Đói bụng: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến bé khóc. Bé có thể đòi ăn liên tục trong những tháng đầu đời vì dạ dày bé còn nhỏ và tiêu hóa nhanh. Nếu bé đói, hãy cho bé bú mẹ hoặc bú bình.
✔️Tã ướt hoặc bẩn: Một chiếc tã ướt hoặc bẩn có thể khiến bé cảm thấy khó chịu và dẫn đến khóc. Hãy kiểm tra và thay tã cho bé nếu tã ướt hoặc bẩn.
✔️Mệt mỏi hoặc buồn ngủ: Khi bé cảm thấy mệt mỏi hoặc buồn ngủ nhưng không thể tự mình đi vào giấc ngủ, bé sẽ khóc để biểu hiện sự khó chịu. Những lúc như này, ba mẹ hãy tạo môi trường yên tĩnh và thoải mái cho bé ngủ. Bạn có thể ru bé ngủ bằng cách hát ru, bật nhạc nhẹ nhàng hoặc đung đưa nhẹ nhàng.
✔️Cần được ôm ấp: Trẻ sơ sinh rất cần cảm giác an toàn và thoải mái từ vòng tay của bố mẹ. Bé có thể khóc để được ôm ấp và vuốt ve. Vì vậy, lúc này hãy bế bé lên, ôm ấp và vỗ về nhẹ nhàng. Cảm giác an toàn từ vòng tay của bố mẹ sẽ giúp bé cảm thấy yên tâm hơn.
✔️Nóng hoặc lạnh quá: Bé có thể khóc khi cảm thấy quá nóng hoặc quá lạnh. Ba mẹ nhớ kiểm tra nhiệt độ cơ thể bé và điều chỉnh nhiệt độ môi trường hoặc quần áo của bé, đảm bảo bé được thoải mái.
✔️Khí đầy bụng: Bé có thể nuốt phải không khí khi bú, dẫn đến cảm giác đầy bụng và khó chịu. Ba mẹ hãy giúp bé ợ hơi bằng cách bế bé lên vai và vỗ nhẹ lưng bé. Bạn có thể thực hiện động tác này sau mỗi lần cho bú.
✔️Cảm thấy không khỏe: Nếu bé khóc không ngừng và có dấu hiệu sốt hoặc bệnh lý khác, có thể bé đang gặp vấn đề về sức khỏe, hãy đưa bé đến bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.
8. Dinh dưỡng bổ sung cho trẻ sơ sinh
Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các chuyên gia dinh dưỡng, thời điểm lý tưởng để bắt đầu cho trẻ ăn dặm là khi bé tròn 6 tháng tuổi. Đây là giai đoạn mà sữa mẹ hoặc sữa công thức không còn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của bé, và bé cũng đã phát triển đủ kỹ năng để thử nghiệm các loại thực phẩm mới.
Những loại thực phẩm phù hợp và cách chế biến
Khi mới bắt đầu, hãy cho bé thử các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa và ít gây dị ứng. Dưới đây là một số gợi ý về thực phẩm và cách chế biến:
✔️Bột gạo hoặc bột ngũ cốc: Chọn loại bột không chứa gluten và dễ tiêu hóa cho bé. MẸ có thể chế biến bằng cách pha loãng bột với sữa mẹ hoặc sữa công thức để tạo thành hỗn hợp mịn.
✔️Rau củ nghiền: Các loại rau củ như cà rốt, bí đỏ, khoai lang, súp lơ xanh là lựa chọn tốt. Mẹ có thể hấp chín và nghiền nhuyễn, có thể pha thêm một chút nước luộc rau hoặc sữa mẹ để hỗn hợp mềm mịn.
✔️Trái cây nghiền: Các loại trái cây như chuối, táo, lê, bơ rất thích hợp cho bé. Mẹ hãy lột vỏ, cắt nhỏ và nghiền nhuyễn hoặc dùng máy xay sinh tố để tạo thành hỗn hợp mịn.
✔️Thịt và cá: Bắt đầu với các loại thịt trắng như gà, cá trắng (cá tuyết, cá hồi). Mẹ có thể chế biến bằng cách nấu chín và nghiền nhuyễn hoặc xay nhuyễn. Có thể kết hợp với rau củ để tăng cường dinh dưỡng.
✔️Sữa chua nguyên chất: Chọn loại không đường và không có hương liệu. Sữa chua cung cấp lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa của bé.
9. Đồ dùng cần thiết cho trẻ sơ sinh
. Để giúp các bố mẹ có một khởi đầu suôn sẻ, Hera sẽ liệt kê cho gia đình mình danh sách các đồ dùng quan trọng và cách lựa chọn sản phẩm an toàn, tiện ích cho trẻ sơ sinh.
✔️Quần áo cho trẻ sơ sinh: Áo liền quần (bodysuit), áo sơ sinh, quần dài, quần ngắn. Nón, bao tay, bao chân. Tã lót, khăn xô, khăn tắm mềm mại. Ưu tiên chọn các sản phẩm làm từ chất liệu tự nhiên, không chứa hóa chất độc hại. Ví dụ, quần áo, khăn tắm nên chọn loại làm từ cotton hữu cơ, mềm mại và thoáng khí.
✔️Bình sữa và dụng cụ cho bú: Bình sữa, núm ti phù hợp với độ tuổi. Máy tiệt trùng bình sữa, cọ rửa bình sữa. Nước rửa bình sữa an toàn.
✔️Đồ dùng tắm và vệ sinh: Bồn tắm cho bé, ghế tắm (nếu cần). Khăn tắm, khăn mặt mềm. Sữa tắm, dầu gội dịu nhẹ cho bé. Bàn chải, lược mềm.
✔️Chăm sóc da và sức khỏe: Kem chống hăm, dầu dưỡng ẩm cho bé. Bộ cắt móng tay dành cho trẻ sơ sinh. Nhiệt kế, bông ngoáy tai an toàn.
✔️Đồ dùng khi ngủ: Nôi hoặc cũi, giường ngủ cho bé. Đệm, chăn, ga gối an toàn. Túi ngủ hoặc chăn mỏng.
✔️Đồ chơi và sách: Đồ chơi treo nôi, đồ chơi mềm, đồ chơi phát triển giác quan. Sách vải, sách tranh nhiều màu sắc.
✔️Xe đẩy và dụng cụ di chuyển: Xe đẩy, ghế ngồi ô tô an toàn cho bé. Địu hoặc khăn quấn bé.
Kết luận
Mỗi giây phút bạn dành cho bé đều góp phần xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển sau này của bé. Việc chăm sóc toàn diện không chỉ đảm bảo bé có một sức khỏe tốt mà còn giúp bé phát triển cả về thể chất, trí tuệ và cảm xúc.
Làm cha mẹ lần đầu có thể là một trải nghiệm đầy thử thách, nhưng đừng để điều đó khiến bạn lo lắng. Hãy tự tin và chủ động trong việc chăm sóc bé. Tìm hiểu, học hỏi từ những nguồn tài liệu đáng tin cậy và đừng ngần ngại lên hệ Hera qua hotline: 0565 419 999 – 08986 58986 để nhận sự hỗ trợ tư vấn khi cần. Mỗi ngày bạn sẽ thấy mình trưởng thành hơn trong vai trò làm cha mẹ, và bé yêu cũng sẽ lớn lên khỏe mạnh và hạnh phúc nhờ sự chăm sóc tận tâm của bạn.
Để tiếp tục trang bị cho mình những kiến thức quý báu, bạn đừng bỏ lỡ các bài viết liên quan khác trên website của Hera nhé!
Mời bạn đọc thêm:
Cách chọn sữa tắm an toàn cho bé sau sinh
Nên tắm bé sau sinh mấy lần một tuần là tốt nhất?
Vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh đúng cách
Tags: chăm sóc bé sơ sinh, chăm sóc trẻ sau sinh, chăm sóc trẻ sơ sinh, chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 đến 3 tuổi