Tắc tia sữa chính là hiện tượng hệ thống ống tuyến sữa bị tắc do vậy sữa không chảy ra được. Hiện tượng này thường xảy ra ở các Mẹ trong những ngày đầu sau sinh và cả nhiều trường hợp trong suốt thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Nếu không điều trị kịp thời và đúng phương pháp người mẹ có thể bị viêm tuyến vú, áp-xe tuyến vú, lâu dần trở thành các dải xơ hóa hay u xơ tuyến vú. Ngoài ra, tắc tia sữa còn làm cho quá trình tạo sữa bị ảnh hưởng, dần dần người mẹ sẽ mất sữa, phải nuôi trẻ bằng sữa ngoài.
Nguyên nhân tắc tia sữa:
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tắc tia sữa.
Người mẹ không cho trẻ bú sớm và thường xuyên. Sữa tiết ra trong những ngày đầu sau sinh là sữa non do vậy thường đặc và sánh, nếu không cho trẻ bú sớm để giải phóng sẽ ứ đọng lại gây tắc tuyến sữa.
Không vắt hết sữa thừa sau khi trẻ bú hoặc vắt sữa không đúng cách, mẹ mặc áo ngực quá chật…
Nhiễm khuẩn, vi khuẩn thường xâm nhập từ ngoài vào thông qua đầu vú và hệ thống ống tuyến vú do người mẹ vệ sinh đầu vú không tốt trong thời kỳ cho con bú. Hệ thống ống dẫn sữa nhiễm khuẩn sẽ bị hẹp gây cản trở sữa thoát ra ngoài.
Sản phụ bị căng thẳng tinh thần trong thời kỳ cho con bú hoặc chế độ dinh dưỡng cho người mẹ chưa hợp lý… cũng làm tăng nguy cơ tắc tia sữa.
Triệu chứng của tắc tia sữa:
- Tắc tia sữa thường tiến triển từ từ tăng dần, đôi khi cũng xuất hiện nhanh và rõ rệt
- Sản phụ thường cảm thấy một hoặc hai bầu vú căng, tức và đau hơn, tình trạng này tiến triển ngày một tăng lên.
- Khi sờ sẽ thấy có những khối tròn bề mặt gồ ghề, mật độ cứng với nhiều kích thước khác nhau, khi chạm vào rất đau.
- Sữa không chảy ra được khi cho trẻ bú hoặc khi hút, nặn.
Ngoài ra, sản phụ có thể xuất hiện các biểu hiện khác như: mệt mỏi, nhức đầu, sốt cao…
Điều trị tắc tia sữa
Việc làm tan các vị trí sữa ứ đọng đã đông kết, thông thoáng hệ thống ống tuyến sữa và hạn chế việc xuất hiện thêm những vị trí mới sẽ giải quyết được triệu chứng và hạn chế hậu quả do tắc gây nên như: viêm tuyến sữa, áp xe tuyến vú, xơ hóa tuyến vú…
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị tắc tia sữa nhưng chưa có một phương pháp nào đem lại hiệu quả tốt nhất cho sản phụ. Vẫn có những trường hợp tắc tia sữa điều trị không cải thiện dẫn tới viêm, áp – xe tuyến vú. Nhiều sản phụ đã phải chích rạch để giải phóng sữa ứ đọng hoặc uống thuốc để giảm bớt tiết sữa. Một trong những điều mà họ không hề mong muốn.
4. Phương pháp vật lý điều trị tắc tia sữa:
Phương pháp điều trị vật lý tắc tia sữa bao gồm: sóng siêu âm đa tần số kết hợp với chiếu tia hồng ngoại và dòng điện xung là một áp dụng rất thành công cho các bà mẹ không may bị tắc tia sữa.
Đây là một phương pháp điều trị hiệu quả, có nhiều ưu điểm như:
Làm tan nhanh chóng các vị trí tuyến sữa bị đông kết và vón cục.
Không gây tổn thương các tuyến sữa và hệ thống ống dẫn sữa bình thường khác.
Máy siêu âm đa tần số sử dụng trong điều trị tắc tia sữa:
Sonora SNR002- Led Spa-Ý
ST 50L – Stratek-Hàn Quốc
(Máy siêu âm điều trị chuyên dụng đa tần số, màn hình LCD rộng hiển thị các thông số điều trị, 80 chương trình cài đặt sẵn. 4 chế độ xung SA: 1/10, 1/5, 1/3, 2/5. Hai đầu phát siêu âm 1Mhz & 3Mhz).
Đèn hồng ngoại sử dụng trong điều trị tắc tia sữa:
Một lần điều trị trung bình: 30-45 phút.
Ngay sau lần điều trị đầu tiên sản phụ đã có những cải thiện đáng kể:
– Giảm cương tức và đau.
– Tuyến vú mềm ra và sữa bắt đầu tiết khi trẻ bú hay khi hút.
Sản phụ điều trị 2 đến 3 lần là có hiệu quả, một gói điều trị đầy đủ là 5 lần. Điều đặc biệt của việc điều trị kết hợp sóng siêu âm, hồng ngoại và điện xung là khả năng làm tan nhanh sữa đông kết, lỏng độ đặc quánh của sữa, giãn nở ngay cả chỗ ống dẫn sữa bị tắc nằm sâu, do đó tuyến sữa được khai thông nhanh chóng. Không những thế, vùng bị tắc giảm đau và giảm sưng, mô tuyến vú mềm và kích thích sự phóng sữa ra ngoài. Sau khi điều trị, tia sữa hết tắc nên việc cho bé bú hay hút sữa rất dễ dàng.
Tắc tia sữa là nỗi lo lắng của sản phụ nhưng nếu biết cách phòng ngừa và điều trị đúng phương pháp thì sẽ mang lại kết quả rất tốt.
Phòng ngừa tắc tia sữa:
Người mẹ muốn phòng ngừa tắc tia sữa thì phải loại trừ được các nguy cơ và nguyên nhân gây tắc nghẽn, do vậy cần lưu ý những điều sau:
1. Cho bé bú càng sớm càng tốt ngay sau khi sinh và bú liên tục theo nhu cầu.
2. Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt nhưng đảm bảo giờ giấc cho bé bú hay hút sữa.
3. Lượng nước uống vào gấp đôi so với thường ngày, ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng thịt cá trứng sữa và các chất xơ từ rau quả.
4. Hạn chế ăn chất béo bão hòa…